Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh về kinh tế và các mô hình nông nghiệp chất lượng cao đẩy mạnh nguồn cung nông sản xuất khẩu.
Vngrow hướng dẫn thủ tục xuất khẩu nông sản đơn giản để các cá nhân, doanh nghiệp nhỏ, vừa có thể thực hiện. Chúng tôi rất mong muốn sản phẩm Việt Nam có vị thế vững chắc trên thế giới. Vngrow – Việt Nam phát triển
Quy trình xuất khẩu nông sản Việt Nam
Bỏ qua các bước nhận inquiry, tìm nguồn sản phẩm, Vngrow chỉ tập trung vào thủ tục xuất khẩu nông sản. Trong bài viết, Vngrow có thêm các thông tin chia sẻ, kinh nghiệm xuất nhập khẩu mong giúp được bạn.
B1: Kiểm tra nông sản đã được chấp nhận tại nước nhập khẩu
Bạn có thể kiểm tra bằng cách trao đổi với người mua. Họ là người rõ nhất các thủ tục nhập khẩu nông sản tại đất nước họ.
Qua bước này, bạn cũng có thể lọc được người mua có nhu cầu thật hay chỉ tham khảo. Phần lớn người mua thật sẽ có đầy đủ thông tin, các yêu cầu về tiêu chí chất lượng rất rõ ràng.
Người mua tham khảo thường hỏi giá, không cung cấp được các yêu cầu tiêu chí chất lượng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người mua thật chỉ làm thương mại, họ không biết nhiều về sản phẩm. Do đó, bạn cần có kĩ năng đánh giá khách hàng.
Hoặc bạn có thể liên hệ Cục bảo vệ thực vật để kiểm tra nông sản đã được phép xuất khẩu vào nước người mua chưa, các tiêu chí chất lượng nước nhập khẩu yêu cầu.
Lưu ý: SĐT website Cục bảo vệ thực vật, Vngrow chưa lần nào liên hệ được. Vngrow đã viết thư đến Bộ nông nghiệp để phản ánh tình trạng này.
Nếu nông sản đã được nước người mua chấp nhận, bạn sẽ tiến hành bước thứ 2.
B2: Sắp xếp thu hoạch, đóng gói, bảo quản, vận chuyển
Đây là bước rất quan trọng trong quy trình xuất khẩu nông sản. Bước này không nặng về thủ tục nhưng phải rất cẩn thận để đảm bảo chất lượng sản phẩm, không bị trả về.
Đây là bước quyết định về tỉ suất lợi nhuận của lô hàng. Vngrow đã xúc tiến xuất khẩu mặt hàng trái thơm – dứa – khóm sang Lebanon nên sẽ dùng lô hàng này giới thiệu.
-
Thu hoạch
Tùy theo nhu cầu xuất khẩu nông sản tươi hay chế biến, bạn sẽ gửi thông tin cho người bán nhờ tư vấn thêm về thời gian thu hoạch sao cho phù hợp: bạn xuất đi nước nào, thời gian vận chuyển là bao lâu, ngày tàu chạy là ngày nào, đóng gói 1 thùng bao nhiêu trái (ảnh hướng đến thời gian giao hàng)….Người bán tại vựa sẽ sắp xếp và tư vấn cho bạn.
- VD trái thơm thu hoạch khi trái hơi chớm vàng có dấu hiệu từ xanh thẫm sang nhạt hoặc nhiều nhất là vàng 1/4 trái.
- Thời điểm thu hoạch là sáng sớm hoặc chiều muộn để giảm bớt nhiệt độ, tránh giảm màu sắc, khô trái.
- Sau khi thu hoạch phải mang vào nơi râm mát, tránh nắng nóng và chọn lọc trái nguyên, không dập, không sâu rệp
- Cắt cuống, chừa lại bao nhiêu cm thì tùy bạn hoặc hỏi người bán họ sẽ tư vấn. Không được bẻ vì sẽ phạm .vào phần thịt làm trái mau hư.
- Ngâm dung dịch tẩy và dùng bàn chải chà sạch vỏ, chống nấm bệnh sau thu hoạch làm hỏng trái.
- Nhúng thuốc để giữ màu sắc trái đẹp, bóng (tùy chọn). Nhà vườn sẽ hỏi bạn có muốn nhúng thuốc không.
-
Đóng gói & bảo quản
- Trái phải được làm khô sau khi ngâm dung dịch tẩy và chà sạch vỏ. Trái còn nước sẽ dễ bị ung, thối.
- Kích thước đóng thùng tùy chọn. Vngrow đóng 6 trái/thùng, size 800g – 1.2kgs
- Hàng được bảo quản trong kho mát 7-8°C, độ ẩm 80-90%
Phần bảo quản lạnh này nhiệt độ và ẩm độ tùy theo vào thu hoạch, đóng gói. Mỗi bên sẽ có tiêu chuẩn kỹ thuật bảo quản riêng. - Thời gian cho hàng vào kho mát không quá 24 giờ vào mùa hè, 36 tiếng vào mùa xuân. Các mùa khác căn cứ vào yếu tố thời tiết.
-
Vận chuyển
- Hàng hóa sẽ được vận chuyển bằng container lạnh hoặc xe tải lạnh đến sân bay nếu vận chuyển đường hàng không
Lưu ý: Bạn cần sắp xếp thời gian hợp lí để hạn chế tiền điện container lạnh cũng như hoàn thành các thủ tục xuất khẩu - Vận chuyển đường biển mặt hàng nông sản, trái cây xuất khẩu nên mua bảo hiểm và chọn các hãng tàu có dịch vụ tốt, đi nhanh sẽ giúp giảm rủi ro hư hỏng, giữ được tỉ suất lợi nhuận.
- Hàng hóa sẽ được vận chuyển bằng container lạnh hoặc xe tải lạnh đến sân bay nếu vận chuyển đường hàng không
Trái thơm sau 30 ngày sẽ hao hụt khối lượng 4-6%.
B3: Làm thủ tục xuất khẩu nông sản
Hàng hóa sau khi đến cảng sẽ phải làm thủ tục khai báo hải quan, kiểm dịch thực vật, hun trùng,…..
Tùy theo yêu cầu nước nhập khẩu, bạn sẽ cần cung cấp các chứng thư khác như chiếu xạ, hàng xuất châu Âu thì cần chứng thư EUREGAP hoặc GlobalGAP,….
Hàng nông sản nên mua bảo hiểm và bán theo incoterm: FOB và xa nhất là term CIF, CIP. Không nên bán hàng theo incoterm nhóm D sẽ có nhiều rủi ro.
Thứ tự thực hiện thủ tục
1/ Chuẩn bị chứng từ
Trước khi đóng hàng tối thiểu 01 ngày bạn phải chuẩn bị đầy đủ chứng từ xuất khẩu cho lô hàng bao gồm:
- Invoice – Hóa đơn thương mại: Có thông tin người bán, người mua, giá bán (USD), incoterm, phương thức thanh toán (T/T hay L/C hoặc phương thức khác), ngày hóa đơn, số hóa đơn, mô tả hàng hóa,….
- Packing List – Phiếu đóng gói: Có thông tin người bán, người mua, quy cách đóng gói (bao nhiêu quả/thùng hoặc tùy quy cách), cân nặng 1 kiện, cân nặng tổng lô hàng, kích thước 1 kiện (Dài x rộng x cao), số hóa đơn phải trùng với số hóa đơn thương mại, ngày…..
- C/O – Chứng nhận xuất xứ: thông tin về đầu mua vào của mặt hàng, đầu xuất ra của hàng hóa…
Thông tin cơ sở nhà xưởng hoặc xưởng thuê lại: tên cơ sở sản xuất, địa chỉ, họ và tên người đứng đầu, số điện thoại, email, diện tích, tên hàng, thông tin về số lượng và loại máy móc, nhân công, sản lượng của cơ sở. Nếu là cơ sở thuê lại thì phải cung cấp hợp đồng thuê xưởng. - Hồ sơ đăng ký kiểm dịch: Mẫu đăng ký kiểm dịch có sẵn và Invoice, Packing List. Bill of lading/airway bill sẽ được cung cấp sau để lấy kết quả kiểm dịch sau khi tàu chạy.
- Các chứng từ khác theo yêu cầu nước nhập và khách hàng yêu cầu
- Kiểm tra chữ ký số đã đăng ký hải quan chưa, còn thời hạn hay không, doanh nghiệp đã đăng ký hồ sơ thương nhân để xin cấp C/O chưa,…..
2/ Thực hiện khai báo hải quan, kiểm dịch thực vật
Trong thời gian đóng hàng, công ty dịch vụ logistics sẽ sắp xếp làm tờ khai và làm thủ tục hải quan. Đồng thời nộp hồ sơ kiểm dịch thực vật.
Kiểm dịch thực vật sẽ được thực hiện trước ngày tàu chạy.
Thường thì hàng sẽ được lấy mẫu kiểm dịch tại cảng. Tuy nhiên nếu việc kiểm dịch thực vật được chỉ định kiểm tại kho, bạn sẽ trả thêm phí đi lại cho cán bộ kiểm dịch.
3/ Lấy kết quả kiểm dịch và đăng ký làm giấy chứng nhận xuất xứ
Sau khi tàu chạy, Bill tàu sẽ được phát hành chính thức. Bạn sẽ dùng bill này để lấy kết quả kiểm dịch thực vật và nộp hồ sơ làm C/O.
Trên đây là tóm tắt gần như đầy đủ các bước cơ bản để xuất khẩu nông sản. Bạn có thể tham khảo thêm và liên hệ với Vngrow bất cứ lúc nào nếu cần giúp đỡ. Với một số mặt hàng nông sản đặc biệt sẽ có thêm thông tin chuyên sâu.
Chi phí thủ tục xuất khẩu nông sản
Vngrow lập 1 bảng tính các chi phí cơ bản để xuất khẩu nông sản, bạn có thể tham khảo và điền chi phí thực tế vào bảng tính theo trường hợp của bạn.
Dịch vụ xúc tiến khẩu Vngrow rất mong được hợp tác cùng các nhà cung cấp uy tín đưa nông sản Việt Nam đến khắp thế giới.
══════════════════════
Xem thêm tại:
Website: https://vngrow.com.vn/
FB: Dịch vụ logistics, xuất nhập khẩu – Vngrow
Email: contact@vngrow.com.vn
Hotline: 0901 40 40 20