Incoterms là gì?
Incoterm là viết tắt của International Commercial Terms – Các điều kiện thương mại quốc tế.
Incoterm do Phòng Thương mại Quốc tế phát hành (International Commercial Chamber – ICC).
ICC soạn thảo Incoterms từ năm 1936, sau đó được cập nhật vào các năm: 1953, 1967, 1976, 1980, 1990, 2000, 2010 và Phiên bản mới nhất – Incoterms 2020 có 11 điều kiện và hiệu lực từ ngày 1/1/2020.
Mục đích của Incoterms
Incoterms là bộ quy tắc quốc tế, giải thích những điều kiện thương mại thông dụng nhất trong ngoại thương, giúp xác định trách nhiệm giữa người bán và người mua trong giao nhận hàng hóa. Bao gồm:
- Xác định địa điểm phân chi phí giữa người bán và người mua.
- Xác định địa điểm chuyển giao rủi ro giữa người bán và người mua.
Nội dung 11 điều kiện Incoterms 2020
EXW (Ex Works) – Giao tại xưởng
Nếu bạn là doanh nghiệp xuất khẩu nhưng chưa có kinh nghiệm trong việc vận chuyển hay làm thủ tục hải quan, EXW là lựa chọn tối ưu.
Theo điều kiện này, người bán chỉ cần chuẩn bị hàng hóa sẵn sàng tại kho hoặc nhà máy, người mua sẽ chịu trách nhiệm lấy hàng và lo toàn bộ các công đoạn tiếp theo.
Tóm tắt Incoterm EXW
- Người bán không cần làm thủ tục hải quan xuất khẩu.
- Mọi chi phí vận chuyển, bảo hiểm, thuế thuộc trách nhiệm của người mua.
- Rủi ro được chuyển giao cho người mua khi người bán đặt hàng tại địa điểm chỉ định
- Hàng được xem là giao khi đặt tại địa điểm chỉ định (không bốc xếp lên phương tiện vận tải).
Nghĩa là chi phí bốc xếp do người mua chịu, nhưng thông thường theo tập quán địa điểm giao hàng là kho người bán nên người bán sẽ giúp người mua bốc hàng lên phương tiện vận tải và không thu chi phí này.
FCA (Free Carrier) – Giao cho người chuyên chở
Nếu người bán muốn hỗ trợ thêm cho người mua trong việc làm thủ tục hải quan xuất khẩu, FCA là lựa chọn hợp lý. Với điều kiện này, người bán giao hàng cho người chuyên chở do người mua chỉ định tại một địa điểm thỏa thuận (có thể là kho người bán hoặc một nơi khác).
Tóm tắt Incoterm FCA
- Người bán chịu trách nhiệm làm thủ tục hải quan xuất khẩu
- Người bán có thể chịu trách nhiệm bốc xếp hàng lên phương tiện vận tải nếu địa điểm giao hàng là cơ sở của người bán.
- Nếu giao tại một địa điểm khác, người bán cần đưa hàng đến nơi chỉ định và sẵn sàng dỡ xuống.
FAS (Free Alongside Ship) – Giao dọc mạn tàu
Theo điều kiện FAS, người bán giao hàng tại cảng bốc hàng do người mua chỉ định, đặt dọc theo mạn tàu. Rủi ro và chi phí sau đó thuộc về người mua.
Tóm tắt Incoterm FAS
- Người bán chịu trách nhiệm làm thủ tục hải quan xuất khẩu
- Rủi ro được chuyển giao cho người mua khi người bán đặt hàng tại địa điểm chỉ định (cặp mạn tàu)
- Thường dùng trong giao dịch hàng rời, hàng nông sản, khoáng sản.
FOB (Free On Board) – Giao hàng trên tàu
FOB là điều kiện phổ biến nhất trong xuất nhập khẩu đường biển. Người bán chịu trách nhiệm giao hàng lên boong tàu, sau đó rủi ro và chi phí thuộc về người mua.
Tóm tắt Incoterm FOB
- Người bán chịu trách nhiệm làm thủ tục hải quan xuất khẩu và tất cả chi phí đến khi hàng đặt lên tàu
- Rủi ro được chuyển giao cho người mua khi hàng được giao lên boong tàu
- Người bán có thể kiểm soát hàng hóa đến khi đã lên tàu.
CFR (Cost and Freight) – Tiền hàng và cước phí
Với điều kiện CFR, người bán chịu trách nhiệm thuê tàu và thanh toán cước phí vận chuyển đến cảng nhập khẩu do người mua chỉ định. Tuy nhiên, rủi ro được chuyển giao ngay khi hàng lên boong tàu, đồng nghĩa với việc người mua phải chịu trách nhiệm cho mọi mất mát hay hư hỏng sau đó.
Tóm tắt Incoterm CFR
- Người bán chịu chi phí vận chuyển đến cảng người mua chỉ định nhưng không phải mua bảo hiểm cho hàng hóa.
- Rủi ro được chuyển giao cho người mua khi hàng được giao lên boong tàu (tương tự FOB)
- Người mua cần tự mua bảo hiểm nếu muốn đảm bảo hàng hóa an toàn trong quá trình vận chuyển.
CIF (Cost, Insurance & Freight) – Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí
Tương tự CFR, nhưng với CIF, người bán không chỉ thanh toán cước phí vận chuyển mà còn mua bảo hiểm cho hàng hóa đến cảng nhập khẩu. Điều này giúp người mua giảm thiểu rủi ro trong quá trình vận chuyển, tuy nhiên rủi ro thực tế vẫn chuyển giao khi hàng được xếp lên tàu.
Tóm tắt Incoterm CIF
- Người bán chịu chi phí vận chuyển đến cảng người mua chỉ định và mua bảo hiểm cho hàng hóa.
- Rủi ro được chuyển giao cho người mua khi hàng được giao lên boong tàu (tương tự FOB)
CPT (Carriage Paid To) – Cước phí trả tới
Với CPT, người bán chịu trách nhiệm thuê vận chuyển hàng hóa đến điểm đến thỏa thuận, nhưng rủi ro chuyển giao ngay khi hàng được giao cho bên vận tải đầu tiên.
Điều này giúp người mua giảm bớt công đoạn tìm kiếm dịch vụ vận chuyển, nhưng vẫn phải kiểm soát rủi ro khi hàng rời khỏi tay người bán.
Tóm tắt Incoterm CPT
- Người bán chịu trách nhiệm làm thủ tục hải quan xuất khẩu
- Người bán thanh toán chi phí vận chuyển đến địa điểm người mua chỉ định, nhưng không chịu trách nhiệm về tổn thất trong quá trình vận tải.
- Rủi ro được chuyển giao cho người mua khi giao hàng cho phương tiện chuyên chở đầu tiên
CIP (Carriage & Insurance Paid To) – Cước phí và bảo hiểm trả tới
Tương tự CPT nhưng có thêm yêu cầu người bán mua bảo hiểm cho lô hàng trong suốt quá trình vận chuyển.
Điều kiện này mang lại lợi ích lớn cho người mua vì hàng hóa được bảo hiểm, nhưng người bán cần tính toán kỹ chi phí bảo hiểm khi báo giá.
Tóm tắt Incoterm CPT
- Người bán chịu trách nhiệm làm thủ tục hải quan xuất khẩu
- Người bán thanh toán chi phí vận chuyển đến địa điểm người mua chỉ định và mua bảo hiểm cho hàng hóa
- Rủi ro được chuyển giao cho người mua khi giao hàng cho phương tiện chuyên chở đầu tiên
DAP (Delivered At Place) – Giao tại địa điểm
Với DAP, người bán chịu trách nhiệm đưa hàng đến tận địa điểm do người mua chỉ định, bao gồm toàn bộ quá trình vận chuyển quốc tế và nội địa tại nước nhập khẩu. Rủi ro chỉ chuyển giao khi hàng đã sẵn sàng dỡ xuống tại địa điểm nhận.
Tóm tắt Incoterm DAP
- Người mua chịu trách nhiệm làm thủ tục hải quan nhập khẩu
- Người bán chịu mọi rủi ro đến khi hàng đến địa điểm chỉ định (địa điểm chuyển giao rủi ro là trên phương tiện vận tải)
- Người mua chịu chi phí dỡ hàng xuống
DPU (Delivered at Place Unloaded) – Giao tại địa điểm đã dỡ xuống
DPU là điều kiện duy nhất yêu cầu người bán phải chịu trách nhiệm dỡ hàng xuống tại địa điểm giao. Đây là lựa chọn lý tưởng nếu người mua không có khả năng hoặc kinh nghiệm dỡ hàng.
Tóm tắt Incoterm DPU
- Người bán làm thủ tục hải quan xuất khẩu và nhập khẩu (thông tin do người mua cung cấp), người mua đóng thuế nhập khẩu
- Người bán phải chịu mọi chi phí và rủi ro đến khi hàng được dỡ xuống khỏi phương tiện vận tải
- Thường áp dụng với các hàng hóa đặc biệt, hàng dự án cần thiết bị chuyên dụng để dỡ hàng.
DDP (Delivered Duty Paid) – Giao đã trả thuế
Người bán chịu toàn bộ trách nhiệm từ vận chuyển, thủ tục hải quan xuất nhập khẩu, đến thuế và phí liên quan.
Hàng chỉ được xem là giao khi đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu và sẵn sàng để dỡ tại điểm đến.
Tóm tắt Incoterm DPU
- Người bán làm thủ tục hải quan xuất khẩu và nhập khẩu (thông tin do người mua cung cấp)
- Người bán chịu mọi chi phí và rủi ro, kể cả thuế nhập khẩu.
- Người bán chịu rủi ro đến khi hàng đến địa điểm chỉ định sẵn sàng để dỡ hàng (địa điểm chuyển giao rủi ro là trên phương tiện vận tải)
- Rủi ro cao cho người bán nếu không nắm rõ chính sách thuế nhập khẩu ở nước mua.
Để dễ nhớ, chúng ta sẽ chia Incoterms 2020 làm 4 nhóm
Nhóm E | Nhóm F | Nhóm C | Nhóm D |
EXW (Ex Works – Giao tại xưởng) | FCA (Free Carrier) | CFR (Cost and Freight) | DAP (Delivered at Place) |
FAS (Free Alongside Ship) | CIF (Cost, Insurance and Freight) | DPU (Delivered at Place Unloaded) | |
FOB (Free on Board) | CPT (Carriage Paid To) | DDP (Delivered Duty Paid) | |
CIP (Carriage and Insurance Paid To) |
Bảng phân chia chi phí theo Incoterm 2020 do Vngrow thực hiện sẽ giúp các bạn hình dung dễ hơn những chi phí trong hoạt động xuất nhập khẩu sẽ do bên nào chịu.

Tại sao Incoterms quan trọng và những lưu ý?
- Xác định rõ trách nhiệm: Ai chịu trách nhiệm về chi phí vận chuyển, bảo hiểm, thủ tục hải quan
- Giúp giảm rủi ro: Xác định điểm chuyển giao rủi ro từ người bán sang người mua
- Chuẩn hóa hợp đồng: Giúp các bên thống nhất điều khoản mà không cần giải thích thêm
- Hỗ trợ tuân thủ pháp lý: Tránh tranh chấp trong thương mại quốc tế
- Incoterms không mang tính chất bắt buộc
- Tất cả các phiên bản Incoterms từ 1936 đến nay vẫn còn hiệu lực, bạn có thể áp dụng song song
- Incoterms chỉ có hiệu lực khi được dẫn chiếu trong hợp đồng.
- Có thể thỏa thuận bổ sung hoặc loại bỏ một số điều khoản trong Incoterms.
- Incoterms không có giá trị cao hơn luật pháp quốc gia trong ngoại thương.
Những điều kiện Incoterms thường được áp dụng trong hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam
Có 3 Incoterms được sử dụng nhiều nhất theo thứ tự là: FOB, CIF và EXW.
Vngrow sẽ phân tích từng điều kiện để bạn có thể chọn incoterms phù hợp cho hoạt động xuất nhập khẩu của mình.
- FOB – Free on board:
Có rất nhiều lí do để FOB là incoterms được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam cho cả hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu.– Với doanh nghiệp xuất khẩu có thể báo giá cố định cho đối tác, không phải lo các biến động về giá vận chuyển Quốc tế hay lịch tàu thay đổi sẽ giảm áp lực cho doanh nghiệp.
Các chi phí giao hàng đến cảng gần như đã được cố định và doanh nghiệp xuất khẩu có thể chủ động theo lịch trình sản xuất cũng như tiến độ làm hàng.– Với doanh nghiệp nhập khẩu FOB:
Doanh nghiêp được chủ động kiểm soát thời gian giao hàng, cân đối biến động chi phí vận chuyển Quốc tế.
Rủi ro cũng tương tự như nhập khẩu theo Incoterm CFR/CIF - CIF – Cost, Insurance & freight
Do nhiều hạn chế về nghiệp vụ thương mại Quốc tế, nghiệp vụ logistics nên để an toàn nhất thì doanh nghiệp Việt Nam sẽ chọn mua theo incoterm này để hạn chế rủi ro.
Đây cũng là một tập quán của các doanh nghiệp Việt Nam: “Mua CIF, bán FOB”Với doanh nghiệp xuất khẩu có năng lực logistics tốt sẽ giành quyền book tàu để chủ động về lịch giao hàng, có thể thu thêm lợi nhuận về cước vận chuyển.
Và địa điểm chuyển giao rủi ro cũng tương tự như FOB, doanh nghiệp sẽ mua bảo hiểm để bàn giao rủi ro. - EXW – Ex work – Giao hàng tại kho
Điều khoản này đa phần được sử dụng với các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh nhỏ, không có nhiều nghiệp vụ thương mại Quốc tế, hạn chế về vốn.Doanh nghiệp có thể phát triển thêm thị trường mà hạn chế thấp nhất rủi ro, không cần nhân sự có nghiệp vụ chuyên môn, nhận thanh toán ngay khi người mua đến lấy hàng.
Đây là một số phân tích đơn giản của Vngrow. Để lựa chọn Incoterm nào là phù hợp sẽ cần dựa trên nhiều yếu tố chuyên sâu hơn như thời gian xoay vòng vốn, nguồn lực hiện có, quản trị rủi ro, phân tích thời gian giao hàng và tỉ suất lợi nhuận trên vốn để đưa ra quyết định.
Vngrow sẽ có những bài viết chuyên sâu hơn trong thời gian tới hi vọng có thể giúp các bạn có thêm kiến thức.
══════════════════════
Xem thêm tại:
Website: https://vngrow.com.vn/
FB: Dịch vụ logistics, xuất nhập khẩu – Vngrow
Email: contact@vngrow.com.vn
Hotline: 0901 40 40 20