Thuế nhập khẩu và hướng dẫn cách tính thuế nhập khẩu

Khái niệm các loại thuế suất trong xuất nhập khẩu

Thuế xuất nhập khẩu là tên gọi chung để chỉ các loại thuế trong lĩnh vực thương mại Quốc tế, bao gồm thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu.

Thuế xuất khẩu áp dụng đối với một số mặt hàng mà Nhà nước muốn hạn chế xuất khẩu nhằm ổn định nguồn cung trong nước hoặc bảo vệ ngành sản xuất trong nước.

Thuế nhập khẩu (tariff or import levy): Là khoản lệ phí (dưới nhiều hình thức) áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu. Có hai loại chính:

  1. Thuế giá trị: Được tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu.
  2. Thuế số lượng: Được tính theo mức tiền cố định trên mỗi đơn vị hàng hóa nhập khẩu.

Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt (TTĐB)

Là loại thuế gián thu áp dụng cho một số hàng hóa đặc biệt, chủ yếu là hàng xa xỉ hoặc có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và xã hội.
VD: Hàng rượu bia nhập khẩu

Thuế Bảo Vệ Môi Trường (MT)

Lloại thuế gián thu đánh vào sản phẩm có tác động xấu đến môi trường trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng.
VD: Hàng bao bì nhựa

Thuế Chống Bán Phá Giá: Là thuế nhập khẩu bổ sung áp dụng khi hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có dấu hiệu bán phá giá, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.

VD: bột ngọt

Thuế Giá Trị Gia Tăng (VAT): Là thuế gián thu đánh vào khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ trong quá trình sản xuất, lưu thông, tiêu dùng.


 Xác Định Công Thức Tính Thuế

  1. Đối với mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm

    • Trị giá tính thuế = Số lượng × Trị giá từng đơn vị hàng hóa × Tỷ giá ngoại tệ
    • Số thuế phải nộp = Thuế suất × Trị giá tính thuế
  2. Đối với mặt hàng áp dụng thuế suất tuyệt đối

    • Trị giá tính thuế = Số lượng × Trị giá từng đơn vị hàng hóa × Tỷ giá ngoại tệ
    • Số thuế phải nộp = Trị giá tính thuế × Thuế suất (tuyệt đối)
  3. Công thức tính Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt (TTĐB)

    • Số thuế phải nộp = (Trị giá tính thuế + Thuế nhập khẩu) × Thuế suất
  4. Công thức tính Thuế Môi Trường (MT)

    • Số thuế phải nộp = Số lượng hàng tính thuế × Đơn giá tính thuế tuyệt đối/sản phẩm

Xác định trị giá tính thuế

Trị giá tính thuế hay còn gọi là trị giá hải quan là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập khẩu đầu tiên (tiền hàng, phí vận chuyển Quốc tế, bảo hiểm)

Trị giá tính thuế với hàng xuất khẩu sẽ là tổng tiền hàng và các chi phí đến cửa khẩu xuất khẩu đầu tiên (phí vận chuyển từ kho ra cảng, phí cảng, phí xếp container lên tàu,….)

Ngoài các chi phí trên, sẽ còn có các khoản điều chỉnh cộng và khoản điều chỉnh trừ để tính trị giá tính thuế.

Tuy nhiên, các khoản điều chỉnh này rất ít gặp, Vngrow sẽ hướng dẫn cụ thể bằng các case study thực tế. Bạn có thể tham khảo qua nội dung 2 khoản điều chỉnh này tại đây:

Chỉ điều chỉnh cộng nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Do người mua thanh toán và chưa được tính trong trị giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán;

b) Phải liên quan đến hàng hóa nhập khẩu;

c) Có số liệu khách quan, định lượng được, phù hợp với các chứng từ có liên quan.

Trường hợp lô hàng nhập khẩu có các khoản điều chỉnh cộng nhưng không có các số liệu khách quan, định lượng được sẽ xác định trị giá hải quan thì không xác định theo phương pháp trị giá giao dịch mà phải xác định theo các phương pháp tiếp theo.

a) Chi phí hoa hồng bán hàng, phí môi giới. Trường hợp các chi phí này bao gồm cả khoản thuế phải nộp ở Việt Nam thì không phải cộng các khoản thuế đó vào trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu.

b) Chi phí bao bì gắn liền với hàng hóa nhập khẩu, bao gồm: Giá mua bao bì, các chi phí khác liên quan đến việc mua bán và vận chuyển bao bì đến địa điểm đóng gói, bảo quản hàng hóa.

Các loại container, thùng chứa, giá đỡ được sử dụng như một phương tiện để đóng gói phục vụ chuyên chở hàng hóa và sử dụng nhiều lần thì không được coi là bao bì gắn liền với hàng hóa nên không phải là khoản phải cộng về chi phí bao bì gắn liền với hàng hóa.

c) Chi phí đóng gói hàng hóa.

d) Các khoản trợ giúp bao gồm:

  • d.1) Nguyên liệu, bộ phận cấu thành, phụ tùng và các sản phẩm tương tự hợp thành, được đưa vào hàng hóa nhập khẩu;
  • d.1.2) Nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất hàng hóa nhập khẩu;
  • d.1.3) Công cụ, dụng cụ, khuôn rập, khuôn đúc, khuôn mẫu và các sản phẩm tương tự được sử dụng để sản xuất hàng hóa nhập khẩu;
  • d.1.4) Bản vẽ thiết kế, bản vẽ kỹ thuật, thiết kế mỹ thuật, kế hoạch triển khai, thiết kế thi công, thiết kế mẫu, sơ đồ, phác thảo và các sản phẩm dịch vụ tương tự được làm ra ở nước ngoài và cần thiết cho quá trình sản xuất hàng hóa nhập khẩu.

e) Phí bản quyền, chi phí giấy phép theo quy định tại Điều 14 Thông tư này

f) Các khoản tiền mà người nhập khẩu phải trả từ số tiền thu được sau khi bán lại, định đoạt, sử dụng hàng hóa nhập khẩu được chuyển trực tiếp hay gián tiếp cho người bán dưới mọi hình thức.

Chỉ được điều chỉnh trừ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Có số liệu khách quan, định lượng được phù hợp với các chứng từ hợp pháp liên quan và có sẵn tại thời điểm xác định trị giá;

b) Đã được tính trong giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán;

c) Phù hợp với quy định của pháp luật về kế toán Việt Nam.

  1. Các khoản điều chỉnh trừ:

a) Chi phí cho những hoạt động phát sinh sau khi nhập khẩu hàng hóa bao gồm các chi phí về xây dựng, kiến trúc, lắp đặt, bảo dưỡng hoặc trợ giúp kỹ thuật, tư vấn kỹ thuật, chi phí giám sát và các chi phí tương tự;

b) Chi phí vận tải, bảo hiểm phát sinh sau khi hàng hóa đã được vận chuyển đến cửa khẩu nhập đầu tiên. Trường hợp các chi phí này liên quan đến nhiều loại hàng hóa khác nhau nhưng chưa được ghi chi tiết cho từng loại hàng hóa thì phải phân bổ các chi phí theo nguyên tắc nêu tại điểm g và điểm h Điều 13 Thông tư này.

c) Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp ở Việt Nam đã nằm trong giá mua hàng nhập khẩu. Trường hợp các khoản phí, lệ phí liên quan đến nhiều loại hàng hóa khác nhau mà không tách riêng cho từng loại hàng hóa thì phân bổ theo tỷ lệ trị giá mua của từng loại hàng hóa.

d) Khoản giảm giá.

Vngrow sẽ không giải thích quá nhiều về thuật ngữ, Thông tư mà chỉ hướng dẫn những kiến thức bạn thường xuyên áp dụng. Các kiến thức nâng cao các bạn phải tìm hiểu thêm. Vngrow sẽ trích dẫn nguồn thông tin để bạn tham khảo:
Khoản 2 tại Thông tư 39/2015/TT-BTC.

Hướng dẫn tính thuế nhập khẩu

Vngrow sẽ hướng dẫn bạn cách tính thuế nhập khẩu thực tế áp dụng trong công việc cùng các ví dụ dễ hiểu qua 3 Incoterms phổ biến nhất trong hoạt động nhập khẩu tại Việt Nam.

Tính thuế khi nhập khẩu theo Incoterm EXW

Thuế nhập khẩu = (Tiền hàng EXW + Chi phí EXW + Cước vận chuyển Quốc tế + Bảo hiểm – nếu có)* thuế suất nhập khẩu

Thuế VAT = (Tiền hàng EXW + Chi phí EXW + Cước vận chuyển Quốc tế + Bảo hiểm – nếu có + Thuế nhập khẩu)* thuế suất GTGT (thuế suất giá trị gia tăng)

Tính thuế khi nhập khẩu theo Incoterm FOB

Thuế nhập khẩu = (Tiền hàng FOB + Cước vận chuyển Quốc tế + Bảo hiểm – nếu có)* thuế suất nhập khẩu

Thuế VAT = (Tiền hàng FOB + Cước vận chuyển Quốc tế + Bảo hiểm – nếu có + Thuế nhập khẩu)* thuế suất GTGT (thuế suất giá trị gia tăng)

VD cụ thể tham khảo bài viết:

Incoterm FOB – Hướng dẫn nhập khẩu và xuất khẩu

Tính thuế khi nhập khẩu theo Incoterm CFR

Thuế nhập khẩu = (Tiền hàng CFR + bảo hiểm – nếu có)* thuế suất nhập khẩu

Thuế VAT = (Tiền hàng CFR + bảo hiểm (nếu có) + thuế nhập khẩu)* thuế suất GTGT (thuế suất giá trị gia tăng)

Tính thuế khi nhập khẩu theo Incoterm CIF

Thuế nhập khẩu = (Tiền hàng CIF* thuế suất nhập khẩu)

Thuế VAT = (Tiền hàng CIF + thuế nhập khẩu)* thuế suất GTGT (thuế suất giá trị gia tăng)

══════════════════════
Xem thêm tại:
Website: https://vngrow.com.vn/
FB: Dịch vụ logistics, xuất nhập khẩu – Vngrow
Email: contact@vngrow.com.vn
Hotline: 0901 40 40 20